Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Tác nhân gây ô nhiễm không khí trong nhà

Theo nghiên cứu do Trung tâm khảo sát chất lượng không khí trong nhà tiến hành tại Pháp thì có đến gần 50% không khí nội thất bị ô nhiễm với nồng độ thấp và cứ 10 ngôi nhà thì có 1 bị ô nhiễm với 3 - 8 độc chất có nồng độ cao. Những tác nhân gây ô nhiễm gồm có: các đồ tranh ảnh, thảm trải nhà với các loại sơn, keo dán, véc ni tỏa ra hoặc chất bay hơi, phần lớn là các dẫn chất hữu cơ sử dụng làm dung môi thuộc các nhóm: hydrocarbua, cồn, aldehyt... Thường gặp nhất có các chất: formandehyt (tỏa ra từ đốt nến, đốt hương nhang, các đồ gỗ hoặc sàn gỗ làm từ các loại gỗ dán hoặc gỗ ép; các loại mỹ phẩm, thuốc sơn sửa móng tay; chất benzen tỏa ra từ các loại sơn, nước hoa, dung môi, các nước tẩy rửa; chất tetracloroetylen tỏa ra từ quần áo, thảm và rèm... được giặt khô. Ngoài ra, hút thuốc lá trong nhà, mức độ ô nhiễm càng cao vì khói thuốc lá chứa tới hàng ngàn chất có hại tới chức năng hô hấp.

Các chất gây ô nhiễm không khí kể trên ở nồng độ cao hoặc liên tục hít phải có thể gây ra các chứng bệnh nhức đầu, kích ứng ở da và mắt, mũi, họng, gây khó chịu và cảm giác mệt mỏi. Để tránh tác hại do không khí trong nhà bị ô nhiễm thì nhà ở phải được thoáng khí, thông gió... Tuyệt đối không được hút thuốc lá trong bộ phận kín. Hạn chế giặt khô thay bằng giặt nước. Nếu là sàn gỗ nên sử dụng gỗ tự nhiên thay cho gỗ dán và gỗ ép. Hạn chế dùng các thuốc tẩy rửa, kể cả mỹ phẩm và nước hoa. Khi đốt hương, đốt nến nên mở cửa.

BS. Nguyễn Văn Thịnh

0 nhận xét:

Đăng nhận xét